Top 5 máy in offset kiểu 4 màu chất lượng 2018

Máy in offset 4 màu được sử dụng rất phổ biến trong ngành công nghiệp in ấn. Công nghệ in offset cũng đã có từ rất lâu và cho đến ngày nay công nghệ này càng được cải tiến hiện đại hơn. Nếu như bạn vẫn còn mơ hồ về công nghệ in ấn này cũng như không biết loại máy in offset nào tốt thì đừng bỏ qua bài viết này.

Mời bạn xem nhanh bài viết tại đây:

  • 1. In offset là gì?
  • 2. Quy trình in offset
  • 3. Gia công sau khi in offset
  • 4. Cấu tạo máy in offset
  • 5. Một số loại máy in offset 4 màu chất lượng
Tìm hiểu về máy in offset 4 màu
Tìm hiểu về máy in offset 4 màu

1. In offset là gì?

In offset là công nghệ in ấn phổ biến nhất hiện nay. Ngoài cái tên in offset thì nó còn được gọi là in gián tiếp. Khi tiến hành in offset, thông tin sẽ được đưa lên các tấm cao su. Các tấm này được gọi là tấm offset. Sau đó, các miếng cao su này được ép lên giấy in và sử dụng mực có thể là loại một màu hoặc loại nhiều màu, trong đó, in nhiều màu được gọi là in 4 màu.

Công nghệ in này cho mực thấm mạnh vào trong giấy in hơn so với các kỹ thuật in phủ bên ngoài khác. Chính vì vậy, công nghệ này thường được dùng để in các sản phẩm với số lượng lớn như tờ rơi, brochure, voucher, name card, catalogue,…

Công nghệ in offset dùng để in name card, voucher,...
Công nghệ in offset dùng để in name card, voucher,…

2. Quy trình in offset

Mặc dù công nghệ in offset khá phổ biến, chi phí in lại rẻ nhưng trên thực tế quá trình in lại không hề dễ dàng:

Bước 1: Thiết kế bản in chuẩn file

Trước khi in ấn các bạn cần phải có một file in sẵn đã được thiết kế trên máy tính. Trên bản thiết kế phải thể hiện được các nội dung cần thiết. Bản in offset sẽ có màu sắc, nội dung,… y như bản thiết kế trên máy tính.

Bước 2: Output film

Để hiểu rõ được Output film là gì các bạn cần phải hiểu được các hệ màu có trong công nghệ in offset. Trong in ấn offset nói riêng và in ấn nói chung thì hệ màu được sử dụng là CMYK. Hệ màu này gồm có 4 màu là C (Cyan: xanh), M (Magenta: hồng), Y (Yellow: vàng), K (Black: đen).

Các bản in chỉ có một màu thì không cần phải xuất film. Tuy nhiên, những bản in có trên 1 màu thì phải out film.

Bước 3: Phơi bản kẽm

Từng tấm film sẽ được chụp lên bản kẽm bằng máy phơi kẽm. Sau khi hoàn thành bước thứ 3 thì chúng ta đã có được 4 bản kẽm tượng trưng cho 4 màu. Bây giờ thì bước vào giai đoạn in ấn thôi.

Phơi bản kẽm trong in offset
Phơi bản kẽm trong in offset

Bước 4: In offset

Để vận hành máy in offset 4 màu các bạn làm như sau:

– Chọn 1 trong số 4 màu kẽm lắp lên quả lô của máy in. Chọn màu kẽm nào thì chọn màu mực tương ứng như thế. Sau khi quả lô chạy qua tờ giấy in thì sẽ đập phần tử in xuống tờ giấy. Liên tục như vậy cho tới khi đạt được số lượng bản in cần thiết.

– Sau khi hoàn thành in màu thứ nhất thì các bạn phải vệ sinh lại cho hết màu mực cũ rồi lại lắp kẽm mới và mực mới tương ứng vào. Tiếp tục lặp lại các thao tác như khi làm với màu mực thứ nhất. Tiếp tới màu mực thứ 3, thứ 4 cũng như vậy. Đến khi hoàn thành xong cả 4 màu mực thì 4 màu sẽ chồng lên nhau để tạo thành bản in cuối cùng.

Tiến hành in offset trên giấy
Tiến hành in offset trên giấy

– Nhiều người thắc mắc không biết nên chọn màu nào để thực hiện in trước. Thực ra không hề có quy định nào về việc này mà hầu hết các thợ in đều dựa vào kinh nghiệm riêng.

Bước 5: Gia công sau in

Quá trình gia công sẽ gồm có 2 phần là gia công cán màng và gia công cắt thành phẩm.

3. Gia công sau khi in offset

– Gia công cán màng: Việc cán màng sẽ làm cho sản phẩm in trông dày dặn hơn. Ngoài ra, lớp màng còn giúp sản phẩm in không bị trầy, rách và tăng khả năng chống thấm. Màng có 2 loại là màng mờ và màng bóng. Có muốn cán màng hay không tùy thuộc vào yêu cầu của khách hàng.

– Gia công thành phẩm: Đây là quá trình bắt buộc bởi nó có tác dụng quyết định trong việc định hình dáng của sản phẩm in. nếu khách hàng muốn sản phẩm in có hình dáng đặc biệt thì phải trải qua thêm một giai đoạn nữa là làm khuôn bế hình và bế hình sản phẩm.

Gia công sau khi in ấn offset
Gia công sau khi in ấn offset

4. Cấu tạo máy in offset

Máy in offset có cấu tạo gồm các bộ phận chính sau đây:

– Bộ phận cung cấp giấy

– Đơn vị in

– Thiết bị trung chuyển có tác dụng đưa giấy qua máy in

– Bộ phận ra giấy

– Bộ phận bổ trợ

Các máy in tờ rơi offset thì có các bộ phận như ống bản, ống cao su, ống ép, hệ thống cấp ẩm, hệ thống cấp mực, bộ phận nạp giấy, các bộ phận trung chuyển và bộ phận ra giấy.

5. Một số loại máy in offset 4 màu chất lượng

– Máy in offset 4 màu Komori Enthron 429 SX 2015: Đây là loại máy in được sản xuất vào năm 2015. Loại máy in này có size giấy in nhỏ nhất là 279x200mm và size lớn nhất là 760x530mm. Tốc độ in của máy rơi vào khoảng 3.000 – 12.000sph.

Máy in offset 4 màu Komori Enthron 429 SX 2015
Máy in offset 4 màu Komori Enthron 429 SX 2015

– Máy in offset 4 màu Ryobi 784 (54×78,8cm) SX 2010: Hiện nay có rất nhiều địa chỉ bán máy in offset 4 màu này. Máy có thể in giấy với size nhỏ nhất là 279x200mm và lớn nhất là 788. Vùng in vào khoảng 765x545mm. Tốc độ in của máy là 3.000 – 16.000 sph.

Máy in offset 4 màu Ryobi 784 (54x78,8cm)
Máy in offset 4 màu Ryobi 784 (54×78,8cm)

– Máy in offset 4 màu Daiya Mitsubishi 1F-4(52x72cm): Loại máy này được sản xuất vào năm 2000. Giá máy in offset 4 màu cũng không hề đắt, để biết chính xác các bạn nên liên hệ trực tiếp tới các đơn vị cung cấp để tham khảo.

Máy in offset 4 màu Daiya Mitsubishi 1F-4(52x72cm)
Máy in offset 4 màu Daiya Mitsubishi 1F-4(52x72cm)

– Máy in offset 4 màu Ryobi 754: Máy được sản xuất năm 2004, có tốc độ in khoảng 3.000 – 16.000 sph. Khổ giấy in nhỏ nhất là 279x200mm và lớn nhất là 788x600mm.

Máy in offset 4 màu Ryobi 754
Máy in offset 4 màu Ryobi 754

Máy in offset 4 màu Shinohara: Tốc độ in của máy từ 3.000 – 12.000 sph. Khổ giấy in nhỏ nhất là 210x200mm và lớn nhất là 370x520mm.

Máy in offset 4 màu Shinohara
Máy in offset 4 màu Shinohara

Trên đây là các thông tin về máy 4 màu offset và một số loại máy đang rất được ưa chuộng hiện nay. Hy vọng các thông tin này sẽ giúp các bạn lựa chọn được loại máy phù hợp nhất.

Scroll to Top